Cách khấn vái cúng đầy tháng cho bé là một trong những nghi thức quan trọng khi [[http://forum.bggrinders.com/member.php?action=profile&uid=111505|cúng đầy tháng]] . Giúp cho cha mẹ cầu đúng, tránh những điều không đúng. Và cả những hành động phi lễ khách. Để tìm hiểu cách khấn vái như thế nào là đúng tục lệ, hãy cùng đọc qua bài viết xôi chè cô Hoa nhé.

1. VÌ SAO CÚNG ĐẦY THÁNG LẠI CẦN KHẤN VÁI?

Khấn vái là hình thức thực hiện phổ biến trong các dịp quan trọng. Từ những công việc quen thuộc như cúng bái gia tiên, thần linh. Đến tới các nơi linh thiêng như chùa chiền, đền đài,... Khi có nguyện cầu thì đều khấn vái, bái lạy.

Do đó, việc khấn đầy tháng không phải ngoại lệ. Theo quan niệm dân gian, khi người nào đó có tâm nguyện, muốn khẩn cầu thì đều phải bày tỏ tấm chân tình, lòng thành. Phần thì thể hiện qua mâm cúng, phần khác dựa vào thái độ người cúng.

Cho nên, thái độ thành khẩn của người đi cầu thì nên bày tỏ sự thành kính. Bái lạy, khấn vái là những phương diện thể hiện ra rõ nhất những điều này.

2. Ý NGHĨA TỪ CÁCH KHẤN VÁI CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ GÁI.

- Ý nghĩa của "khấn"

Là những lời nói thầm, giọng đọc nhỏ với các chủ đề liên quan tới chi tiết người cúng, thần linh, những cầu mong,... Nhằm giới thiệu chi tiết gia cảnh người cúng, để thần linh chứng giám ban phước lành như những lời cầu mong

- Ý nghĩa của "vái"

Vái thường được thực hiện ở tư thế đứng, diễn ra ngoài trời và thực hiện trước khi khấn và sau khi khấn. Ý nghĩa không ngoài gì khác thể hiện thái độ thành kính, tôn trọng các vị thần linh.



- Ý nghĩa của "lạy"

Sự thành ý được cho rằng cao hơn so với "vái" và thường kết thúc sau khi khấn xong. Đồng thời, trạng thái này bày tỏ sự chân thành, lòng tôn kính đến từ cả thể xác lẫn tâm hồn với các vị thần hay những người quá cố.

Điều này càng làm rõ hơn yếu tố quan trọng của việc khấn vái nói chung, cúng đầy tháng cho bé gái nói riêng. Kế tiếp sau đây, sẽ trình bày chi tiết cách khấn vái cho bé gái đúng tục lệ.

3. CÁCH KHẤN VÁI CHO BÉ GÁI ĐÚNG TỤC LỆ

- Khấn:

Hãy đảm bảo rằng người khấn đã tìm được bài khấn đầy tháng cho bé gái phù hợp. Cẩn thận hơn nữa, hãy in hoặc viết ra với đầy đủ thông tin. Sau đó, học thuộc là cái tốt nhất, nhưng ngôn từ trong văn khấn lại là những từ chuyên ngành.

Có những câu văn khó đọc, khó nhớ. Vậy nên, người cúng nên in/viết ra rồi tập dượt vài lần để nắm rõ cần đọc những gì. Sau đó, để tờ giấy trên mâm cúng, khi khấn thì chỉ cần lấy ra đọc là ổn.

- Vái hoặc lạy:

Trong trường hợp cúng đầy tháng, thì thường diễn ra trong không gian là nơi sinh hoạt. Do đó, việc lạy được ưu tiên thực hiện.

Tuy nhiên, việc lạy này cần chú ý tới hai vấn đề sau:

+ Người lạy.
+ Số lần lạy.

Đối với người lạy:
+ Người cúng là nam:

Tư thế trước khi lạy nên đứng nghiêm thẳng, hai tai chắp ngực sau đó quỳ gối. Nếu như ai thuận tay chân nào thì quỳ chân đó trước. Cúi rạp đầu xuống hai bàn tay đặt úp theo tư thế phủ phục.

Sau đó đứng lên, chân nào làm trụ trước thì tay chống đầu gối đẩy lên trước. Và khi đứng lại tư thế ban đầu. Sau đó, dựa vào số lần lạy để lặp lại các động tác tương tự này.

+ Người cúng là nữ:

Tư thế trước khi lạy nên ngồi trệt xuống. Hai chân vắt chéo, sao cho lòng bàn chân phải hướng lên và đặt phía dưới đùi chân trái. Sau đó, hai tay chắp trước ngực rồi nâng lên vị trí tầm chán. Kế đó cúi xuống mặt đất, nên để hai tay phía dưới, sao cho trán người cúng đặt trên tay. Giữ 1 hai giây rồi về tư thế ban đầu.

Tương tụ như người cúng nam, số lần lạy sẽ thì động tác này lặp lại bấy nhiêu lấn.

Đối với số lần lạy:

Nhiều nơi thì quy định 4 lạy, nhưng cũng có nơi quy định 5 lạy. Thế nên, cha mẹ lựa chọn 4 hay 5 đều có thể được. Vì đây cúng đầy tháng, có mặt gia tiên và thần linh nên tránh lạy 2 lần hoặc 3 lần.

Chúng tôi hy vọng bài viết về các khấn vái cúng đầy tháng bé gái này sẽ hỗ trợ phần nào đó để giải đáp những khúc mắc còn vướng bận trong lòng cha mẹ. Kính chúc những điều tốt đẹp nhất đến gia đình và lễ đầy tháng thành công tốt đẹp.